Hạch toán hàng bán trả lại

Đối với những sản phẩm bị khách hàng trả lại do vi phạm đến một số vấn đề liên quan đến chủng loại, phẩm chất hoặc quy cách nên bị trả về cho người bán. Chính số lượng hàng hóa bị trả về có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu tới nhà buôn bán và kế toán phải xử lý khoản hang bán bị trả lại này. Bài viết dưới đây, Dân Tài Chính sẽ giúp bạn cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo quy định kế toán hiện hành, cụ thể là thông tư 200.

hạch toán hàng bán trả lại
Hướng dẫn hạch toán hàng bán trả lại theo TT200

Thông tin về hàng bị trả lại

Trước khi đi vào hướng dẫn cụ thể cách hạch toán hàng bán bị trả, bạn cần nắm rõ chi tiết một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Đối với bên bán, hàng hóa bị trả lại là những hàng được bên bán xác định xuất ra để bán. Nhưng do một số vấn đề vi phạm đến những ký kết hoặc giao hẹn giữa hai bên như hàng kém chất lượng, hàng bị sai quy cách…Việc hàng hóa bị trả lại sẽ ảnh hưởng tới doanh thu cả kỳ, giảm giá hàng hóa…Và cách tốt nhất để bên bán có thể tiêu thụ được sản phẩm này đó là phải giảm giá những hàng hóa bị trả lại đó.
Đối với bên mua, muốn có quyền trả lại hàng hóa thì trước hết cần phải xuất trình giấy tờ mua hóa hàng hóa bên bán (giá xuất lẫn giá mua phải giống nhau theo trên hóa đơn). Ngoài ra, nếu trường hợp bên đối tượng mua là cá nhân, thì cần phải có giấy ký kết trong đó ghi rõ số lượng hàng hóa mua.
Hướng dẫn cách hạch toán hàng hóa bị trả
Hạch toán hàng hóa bị trả được coi là bài toán đau đầu cho những người làm kinh doanh, mua bán, vì nó tác động đến lợi nhuận rất nhiều. Dưới đây sẽ là một số thông tin giúp bạn nắm được cách hạch toán hàng hóa bị trả.

Về phía bên doanh nghiệp bán

Có hai trường hợp xảy ra như sau, thứ nhất nếu như những doanh nghiệp sử dụng phương pháp ghi thường xuyên những hàng trong kho thì khi đó sẽ ghi: Nợ TK 156 sẽ là hàng hóa, Có TK 632 là Giá vốn hàng hóa, còn lại là Nợ TK 155 sẽ là thành phẩm.
Còn đối với trường hợp doanh nghiệp thường xuyên sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để tính hàng trong kho thì khi đó sẽ phải ghi: Có TK 632 sẽ là vốn hàng hóa, Nợ TK 611 sẽ là mua hàng.
Với việc thanh toán hàng hóa bị trả lại đối với bên mua thì cũng sẽ chia ra làm 3 trường hợp:
Thứ nhất, với những hàng hóa được doanh nghiệp mua theo thuế GTGT, khi đó sản phẩm cũng phải chịu thuế GTGT thì: Nợ TK 3331 – chính là số thuế GTGT hàng bị trả lại, Nợ TK 531 –Giá bán sản phẩm ban đầu khi chưa có thuế GTGT, cuối cùng là Có TK 111, 112, 131,..
Thứ hai, ngược lại đối với trường hợp sản phẩm không chịu thuế GTGT thì sẽ có cách ghi đó là: Nợ TK 531 – chính là doanh thu của hàng bị trả lại, Ngoài ra có các TK 111, 112, 131,. . .
Bước cuối cùng, để hạch toán được doanh thu bị giảm ta chỉ cần: Nợ TK 511 chia cho Có TK 531 sẽ ra được Doanh thu hàng trả lại.

Về phía bên người mua

Cũng tương tự như bên bán, nếu bên mua sử dụng phương pháp thường xuyên để kê khai thì ghi đó sẽ ghi: Có TK 156, Có TK 1331, và không thể thiếu Nợ TK 331, 111, 112.
Đối với bên mua sử dụng phương pháp định kỳ để kiểm kê thì sẽ ghi: Có TK 611, Nợ TK 331, 111,112.
Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp cho bạn cách hạch toán hàng bán bị trả lại đơn giản mà dễ hiểu. Hi vọng, những nhà doanh nghiệp sẽ phương hướng hoạch định, kiểm kê đem lại hoạt động hiệu quả trong sự nghiệp của mình.

The post Hạch toán hàng bán trả lại appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/hang-ban-tra-lai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Ebook thuế 03/2023 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất

Ebook thuế 01/2021 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất