Hướng dẫn hạch toán lương mới nhất

Hạch toán lương là công việc đòi hỏi độ chính xác rất cao. Do vậy để làm tốt bạn cần am hiểu tường tận các chính sách tiền lương và nhân sự, từ căn bản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành. Trong bài này Dân Tài Chính sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán tiền lương theo quy định mới nhất của thuế và chế độ kế toán doanh nghiệp.

Hiểu về hạch toán tiền lương

Hạch toán lương hay kế toán tiền lương hiểu đơn giản là công việc tính và thanh toán tiền lương cho người lao động. Để làm được điều này bạn cần tổng hợp dữ liệu từ tất cả các nguồn như bảng chấm công, hợp đồng lao động, bảng công tác, bảng tính công ngoài giờ, chế độ bảo hiểm,… Nhằm mục đích lập nên bảng tính lương cho từng người và lập các báo cáo một cách chi tiết và chính xác nhất.
Tài khoản sử dụng trong quá trình hạch toán là tài khoản 334 (phải trả cho người lao động) và các tài khoản đối ứng như bên dưới:

hạch toán lương
Hướng dẫn hạch toán lương tài khoản 334

Một người kế toán lương sẽ cần nộp đủ hồ sơ, chứng từ cơ bản vào cuối tháng bao gồm:

  1. Bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ;
  2. Bảng tạm ứng lương doanh nghiệp và phiếu tạm ứng lương nhân viên;
  3. Bảng lương doanh nghiệp và phiếu lương nhân viên;
  4. Bảng kê chi tiết phụ cấp;
  5. Bảng lương thanh toán qua ngân hàng hoặc bảng ký nhận lương của nhân viên;
  6. Báo cáo tổng hợp thu nhập của nhân viên;
  7. Báo cáo quyết toán thuế TNCN;
  8. Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN;
  9. Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan.

Thực tế mỗi loại hình doanh nghiệp lại có cách tính lương khác nhau, mỗi vị trí cũng có mức lương riêng. Do vậy công việc mà một kế toán cần làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác.

Công việc cần làm của một nhân viên hạch toán lương

hạch toán lương 2
Nhiệm vụ kế toán tiền lương trong hạch toán lương

Là một nhân viên hạch toán lương bạn sẽ cần thực hiện các đầu việc sau:

  1. Theo dõi bảng chấm công, nắm bắt được số lượng thời gian làm việc thực tế của nhân viên để tính toán tiền lương phải trả sau khi cộng/trừ các chi phí liên quan.
  2. Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và dữ liệu chấm công.
  3. Thanh toán lương kịp thời, đúng hạn cho nhân viên; nhận và xử lý phản hồi của nhân viên liên quan đến tiền lương.
  4. Lên kế hoạch quỹ lương các kỳ sau.
  5. Cung cấp tài liệu trong phạm vi trách nhiệm cho các phòng, ban, ngành khi được yêu cầu.
  6. Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm.
  7. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong phạm vi trách nhiệm của kế toán; đồng thời đề xuất các giải pháp để sử dụng tối đa tiềm năng lao động hiện có; giải pháp tiết kiệm quỹ lương;…

Làm công việc hạch toán lương là liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi người, áp lực bởi vậy không thể tránh khỏi. Bạn cần xác định điều này ngay từ đầu. Tuy vậy cũng sẽ là đam mê nếu bạn yêu thích những con số, bạn sẽ trở thành sự mong ngóng của các đồng nghiệp mỗi tháng khi được nghe tiếng “ting” lương về. Chúc các bạn thành công!

The post Hướng dẫn hạch toán lương mới nhất appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/hach-toan-luong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Ebook thuế 03/2023 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất

Ebook thuế 01/2021 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất