Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương 2020

Hiện nay, xây dựng thang bảng lương luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều quy định khác nhau về việc xây dựng bảng lương đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo. Thiết kế bảng lương chính xác nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh khác trong quá trình chi trả lương cho công nhân viên. Tham khảo bài viết dưới đây để biết các bước xây dựng thang lương mới nhất 2020.

xây dựng thang bảng lương
Xây dựng bảng lương là công việc cần thiết mà các doanh nghiệp phải thực hiện

Các bước xây dựng thang bảng lương 2020

Theo quy định mới nhất năm 2020, doanh nghiệp tiến hành xây dựng bảng lương theo các bước sau:

Bước 1: Cập nhật mức lương tối thiểu theo từng vùng

Thang bảng lương được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu theo từng khu vực, từng vùng khác nhau. Chính Phủ có đưa ra những quy định cụ thể về mức lương tối thiểu này.
Trong Nghị định 157/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần phải xem xét và áp dụng mức lương tối thiểu trong việc xây dựng bảng lương, Đồng thời, tiến hành cập nhập lương tối thiểu luôn là điều cần thiết.

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
————-

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 4.258.600 đồng (Vì ở Vùng 1)

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:

Đơn vị tính: Việt nam đồng
NHÓM CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC Bậc Lương
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc Công ty
Mức Lương 7,000,000 7,350,000 7,717,500 8,103,375 8,508,544 8,933,971 9,380,669
2. Kế Toán Trưởng
Mức Lương 6,000,000 6,300,000 6,615,000 6,945,750 7,293,038 7,657,689 8,040,574
3. Nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật
Mức Lương 5,000,000 5,250,000 5,512,500 5,788,125 6,077,531 6,381,408 6,700,478
4. Trợ giảng
Mức Lương 4,500,000 4,725,000 4,961,250 5,209,313 5,469,778 5,743,267 6,030,430
5. Nhân viên văn phòng
Mức Lương 4,258,600 4,471,530 4,695,107 4,929,862 5,176,355 5,435,173 5,706,931
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2018
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký tên và đóng dấu vào đây)

Bước 2: Thống kê các chức vụ, công việc chuyên môn của từng nhân viên trong doanh nghiệp

Tùy vào từng chức vụ, công việc chuyên môn khác nhau, mức lương dành cho nhân viên cũng không giống nhau. Hơn nữa, khi tính lương, doanh nghiệp cũng cần xét đến yếu tố khác như thâm niên kinh nghiệm, khả năng làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,…

Bước 3: Xây dựng mức lương tương ứng

Khi đã thiết lập được các nhóm chức vụ, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, doanh nghiệp có thể tính được mức lương thưởng tương ứng. Mức lương này có thể có sự phân biệt cao thấp không giống nhau.

Bước 4: Tham khảo ý kiến của công đoàn

Sau khi đã xây dựng xong bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của công đoàn và công bố công khai tại nơi làm việc. Nếu không có bất kỳ vấn đề gì, bảng lương sẽ được áp dụng.

Bước 5: Gửi thang bảng lương đến Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội

Cuối cùng, doanh nghiệp gửi thang bảng lương đến Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội sở tại của trụ sở doanh nghiệp. Sau khi được thông qua, sẽ tiến hành tính và phát lương theo đúng số liệu.

Lưu ý là khi có sự thay đổi về mức lương hoặc doanh nghiệp mới thành lập thì phải xây dựng lại thang bảng lương nhé để nộp cho Phòng lao động lương binh xã hội Quận, huyện.

Việc xây dựng thang bảng lương là vấn đề rất quan trọng của các doanh nghiệp. Để có thể xây dựng bảng lương chính xác, theo đúng quy định, tốt nhất các bạn nên áp dụng theo đầy đủ 5 bước làm trên.

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán lương mới nhất

The post Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương 2020 appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/xay-dung-thang-bang-luong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 về TSCĐ

Hướng dẫn cài đặt Esigner 1.0.9 mới nhất 2023