Kê khai và nộp thuế thu nhập từ Youtube Google và Facebook

Nhờ tính năng kiếm tiền, Youtube, Google, Facebook….trở thành nền tảng kiếm tiền trực tuyến và làm giàu cho rất nhiều cá nhân và tổ chức trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Rất nhiều Blogger, Youtuber tại Việt Nam như Gia Đình Đậu Đũa, Quỳnh Trần..có mức thu nhập vô cùng cao nhưng chưa thực hiện kê khai và đóng thuế. Trong bài viết hôm nay mình sẽ trình bày những quy định về thuế liên quan đến thu nhập từ Google Adsense và Facebook và cách kê khai và nộp thuế như thế nào.

Kê khai và nộp thuế thu nhập từ Youtube Google và Facebook
Kê khai và nộp thuế thu nhập từ Youtube Google và Facebook

1. Thu nhập từ Youtube, Google và Facebook có phải đóng thuế không?

Khoảng 2 năm trở lại đây, hàng loạt các nhà bán hàng trên Facebook, các youtuber, các Blogger (Google Adsense)…bị cơ quan thuế truy thu và phạt thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng. Điển hình có cá nhân bị truy thu và phạt chậm nộp thuế tổng cộng 9,1 tỷ đồng.

Vậy mức thu nhập bao nhiêu thì phải kê khai và nộp thuế & phải nộp những loại thuế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

  • Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
  • Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
  • Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.

Do đó: Người có thu nhập từ Youtube, Facebook, Google Adsense…thuộc trường hợp kinh doanh phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Nên các cá nhân phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng đối với khoản thu nhập từ các nền tảng kiếm tiền trực tuyến này theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định:

“Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Do đó: Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube…dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Chỉ khi nào, thu nhập phát sinh từ các nền tảng này có foanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì bạn mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

2. Mức đóng thuế hay thuế suất đối với thu nhập từ Google và Facebook

Cũng theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh Youtube sẽ phải nộp 02 loại thuế như sau:

Thứ nhất, là thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thứ hai, là thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Hai loại thuế này có cùng một công thức tính rất đơn giản, đó là:

Thuế phải nộp = [Doanh thu tính thuế] x [Tỷ lệ thu thuế]
Doanh thu tính thuế: chính là số tiền mà Youtube trả cho bạn nếu bạn không trong network hoặc là tiền mà network trả cho bạn sau khi đã trừ đi phần của họ.

Tỷ lệ thu thuế: là tỷ lệ % căn cứ theo ngành, nghề kinh doanh. Trong trường hợp thu nhập từ Youtube thì tỉ lệ thu thuế lần lượt là 5% đối với thuế GTGT và 2% đối với thuế TNCN.

Tổng hợp lại thì có thể nói chung là Youtuber, Blogger, kinh doanh trên Facebook…sẽ phải nộp thuế số tiền bằng 7% doanh thu của mình.

Ví dụ: Quay lại với ví dụ của chúng ta là kênh Youtube Gia Đình Đậu Đũa thì theo như đồn đoán, kênh này có thu nhập lên tới 15.000 USD/tháng. Dù đây mới chỉ dừng lại ở tin đồn chứ không thực tế do kênh chưa được bật kiếm tiền nhưng chúng ta hãy cứ ví dụ là Gia Đình Đậu Đũa thu được 15.000 USD/tháng thật thì sẽ phải đóng thuế bao nhiêu nhé?

Đầu tiên, phải tính doanh thu tính thuế 12.000 đô đổi sang tiền Việt Nam đồng sẽ tương đương khoảng 352 triệu đồng, như vậy ước tính doanh thu trong một năm sẽ là 4.224 triệu động.

Sau đó, ta nhân doanh thu tính thuế này với 5% thì sẽ được thuế GTGT phải đóng là: 211 triệu đồng

Và nhân với 2% sẽ ra thuế thu nhập cá nhân là: 84 triệu đồng

Nhưng vậy nếu cón số 15.000 USD trở thành hiện thực thì Gia Đình Đậu Đũa sẽ phải đóng thuế 295 triệu đồng trong một năm.

3. Khấu trừ chi phí đầu tư khi làm Youtube, Google, Facebook

Theo quy định thuế hiện tại, trường hợp cá nhân kinh doanh thì thuế phải nộp được tính theo doanh thu chứ không phải là lợi nhuận. Tức là bạn sẽ không được khấu trừ nhưng chi phí mà các bạn đã bỏ ra phục vụ hoạt động sản xuất hay quảng bá video của mình. Ví dụ như tiền mua máy quay, máy ghi âm, đèn, điện thoại, máy vi tính hay laptop… sẽ không được khấu trừ khi tính thuế.

Do đó, đối với những kênh lớn có chi phí đầu tư nhiều, có đội ngũ thực hiện chuyên nghiệp và tốn kém nhiều chi phí thì nên thành lập công ty để được khấu trừ những khoảng chi này. Qua đó giúp bạn quản lý tốt thu nhập của mình hơn, có được mức đóng thuế chính xác và hiệu quả hơn, phù hợp với thực tế hơn.

Trên đây là những chia sẻ của Dân Tài Chính về vấn đề kê khai và nộp thuế dành cho các cá nhân có thu nhập trực tuyến từ Google, Facebook hay Youtube…Hy vọng sẽ giúp bạn

The post Kê khai và nộp thuế thu nhập từ Youtube Google và Facebook appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/thu-nhap-tu-youtube-google-va-facebook/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Ebook thuế 03/2023 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất

Ebook thuế 01/2021 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất