Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021
Rất nhiều cá nhân lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật nhà nước sau khi nhận tiền lương, tiền công làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ được điều này, nhất là trong cách tính thuế thu nhập cá nhân. Để việc đóng thuế không nhập nhằng, nhầm lẫn, bạn có thể thực hiện tính toán theo những nội dung mà Dân Tài Chính giới thiệu dưới đây nhé!
Bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn, đơn giản hơn về thuế thu nhập cá nhân và cách tính theo quy định mới của năm 2021, cùng theo dõi nào!
- Thời điểm nào cần tính thuế thu nhập cá nhân?
- Công thức, cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới năm 2021
- Hướng dẫn chi tiết các bước trong cách tính thuế thu nhập cá nhân
- Chi tiết về các khoản được giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân
- Cách tính tổng lương nhận được và thuế suất như thế nào?
Thời điểm nào cần tính thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 8 của thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính, thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân sẽ trùng với thời điểm mà các doanh nghiệp tiến hành trả lương, tiền công cho người lao động đủ điều kiện nộp thuế.
Ví dụ, tiền lương của bạn được trả trong tháng 12 thì, thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ được tính thuế trong tháng 12 nếu bạn thuộc đối tượng phải đóng thuế cá nhân. Và khoản thu nhập đó sẽ được quyết toán thuế TNCN trong năm đó
Công thức, cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới năm 2021
Về cơ bản, cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động sẽ được xác định dễ dàng qua công thức sau đây:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho nhà nước = Thu nhập được tính thuế của cá nhân đó x Tỷ lệ thuế suất
Trong đó:
- Công thức tính thu nhập tính thuế = Khoản thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ khác
- Và, thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập được tính như sau:
- Khoản thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập của cá nhân chịu thuế – Các khoản được miễn giảm.
Hướng dẫn chi tiết các bước trong cách tính thuế thu nhập cá nhân
Dựa trên cơ sở công thức tính thuế thu nhập cá nhân vừa đề cập trên, để tính toán được nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần thực hiện đúng tuần tự những bước cụ thể sau:
- Bước 1. Bạn tiến hành tính mức tổng thu nhập chịu thuế của mình trước trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp, công ty.
- Bước 2. Tiếp tục tính toán các khoản được miễn thuế sau khi đã tính được tổng thu nhập.
- Bước 3. Sau đó, bạn tính thu nhập chịu thuế theo công thức ở trên là lấy tổng thu nhập chịu thuế trừ cho các khoản được miễn thuế.
- Bước 4. Ở bước này, bạn lại tiếp tục tính các khoản được giảm trừ và tính thu nhập tính thuế theo công thức thu nhập tính thuế trừ cho các khoản được giảm trừ.
- Bước 5. Cuối cùng, bạn đi tính số thuế phải nộp theo công thức lấy thu nhập được tính thuế của cá nhân đó nhân với tỷ lệ thuế suất hiện tại.
Chi tiết về các khoản được giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân
Trong cách tính thuế thu nhập cá nhân, bạn sẽ thấy có phần các khoản giảm trừ, vậy những khoản giảm trừ này là gì và chúng được tính ra sao? Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần và áp dụng cho những đối tượng cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng trở lên, các khoản giảm trừ bao gồm:
Khoản giảm trừ gia cảnh
Khoản giảm trừ gia cảnh này được quy định tại khoản 1, điều 9 trong thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính như sau:
- Khoản giảm trừ gia cảnh bản thân cá nhân đóng thuế: 9 triệu đồng/ 1 tháng, từ tháng 7 năm 2020, mức giảm trừ này đã được nâng lên thành 11 triệu đồng cho 1 tháng.
- Khoản giảm trừ gia cảnh của người lao động làm việc tại nhiều nơi. Khoản này chỉ tính cho 1 nơi làm việc mà cá nhân lựa chọn để tính giảm trừ bản thân.
- Khoản giảm trừ cho người phụ thuộc lao động: Khoản giảm trừ này rơi vào khoảng 3.6 triệu đồng/ 1 tháng. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm 2020 chúng đã được nâng lên là 4.4 triệu đồng mỗi tháng. Theo đó, người phụ thuộc được giảm từ phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Người phụ thuộc phải được đăng ký với thuế đúng theo quy định ban hành của nhà nước.
- Người phụ thuộc là người được người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng như con, bố, mẹ,…
Khoản giảm trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc trong quá trình làm việc
Các khoản giảm trừ bảo hiểm bắt buộc bao gồm các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng theo quy định của điều 9, khoản 2 thuộc thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính nhà nước.
Các khoản giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Khoản giảm trừ này là các khoản được quy định chính xác trong thông tư 111/2013/TT-BTC tại khoản 3 điều 9 của Bộ Tài Chính.
Cách tính tổng lương nhận được và thuế suất như thế nào?
Tính tổng lương nhận được rất đơn giản chỉ là toàn bộ thu nhập hoặc số tiền công mà người lao động nhận được trong kỳ tính thuế. Tổng lương này sẽ bao gồm: Lương, thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung như Lễ, Tết, dịp đặc biệt của công ty,…
Còn tỷ lệ thuế suất là một thành phần quan trọng mà bạn phải biết cách tính, bởi nó sẽ giúp bạn biết được số thuế thu nhập cá nhân mà bạn phải đóng trong mỗi kỳ là bao nhiêu. Cách tính thuế suất được áp dụng theo biểu bản cụ thể dưới đây:
Các bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/ 1 năm | Phần thu nhập tính thuế/ 1 tháng | Tỷ lệ thuế suất |
1 | 60 triệu đồng | 5 triệu đồng | 5% |
2 | Từ 60 triệu đồng đến 120 triệu | Từ 5 đến 10 triệu đồng | 10% |
3 | Từ 120 đến 216 triệu đồng | Từ 10 đến 18 triệu đồng | 15% |
4 | Từ 216 triệu đồng đến 384 triệu | Từ 18 triệu đến 32 triệu | 20% |
5 | Từ 384 đến 624 triệu đồng | Từ 32 đến 52 triệu đồng | 25% |
6 | Trên 624 triệu đến 960 triệu | Từ 52 đến 80 triệu | 30% |
7 | Trên mức 960 triệu đồng | Trên 80 triệu mỗi tháng | 35% |
Căn cứ vào bảng này, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính từ việc lấy thu nhập được tính thuế của cá nhân theo từng bậc nhân cho tỷ lệ thuế suất là ra được kết quả chính xác.
Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho cách tính thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo biểu bảng tiếp sau đây:
Bậc thuế | Số thu nhập được tính thuế theo tháng (TNTT) | Tỷ lệ thuế suất (%) | Cách tính số thuế 1 | Cách tính số thuế 2 |
1 | Đến mức 5 triệu đồng | 5 | 0 triệu x 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Từ 5 đến 10 triệu | 10 | 0.25 triệu x 10% TNTT | 10% TNTT – 0.25 triệu |
3 | Từ 10 đến 18 triệu | 15 | 0.75 triệu x 15% TNTT | 15% TNTT – 0.75 triệu |
4 | Từ 18 đến 32 triệu đồng | 20 | 1.95 triệu x 20% TNTT | 20% TNTT – 1.65 triệu |
5 | Từ 32 triệu đến 52 triệu | 25 | 4.75 triệu x 25% TNTT | 25% TNTT – 3.25 triệu |
6 | Từ 52 triệu đến 80 triệu | 30 | 9.75 triệu x 30% TNTT | 30% TNTT – 5.85 triệu |
7 | Trên mức 80 triệu đồng | 35 | 18.15 triệu x 35% TNTT | 35% TNTT – 9.85 triệu |
Biểu bảng này đã được thông qua ban hành trong phụ lục số 01/PL-TNCN đi kèm với thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng mà không sợ sai sót, rườm rà nhé!
Ngoài ra, cách tính thuế thu nhập cá nhân còn có áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ đầu tư vốn vào doanh nghiệp, công ty: Thuế suất sẽ là 5% trên tổng thu nhập.
- Thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ chuyển nhượng vốn: Thuế suất sẽ là 0.1% của giá trị chuyển nhượng.
- Trường hợp có thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại: Thuế thu nhập cá nhân có thuế suất là 5% trên tổng thu nhập và được giảm trừ 10 triệu đồng.
- Đối với trường hợp thuế thu nhập cá nhân từ việc trúng thưởng, thừa kế, quà tặng: Bạn sẽ được áp dụng thuế suất là 10% và mức giảm trừ 10 triệu đồng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những cách tính thuế thu nhập cá nhân được cập nhật mới nhất trong năm 2021. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng, thuận tiện và dễ hiểu hơn về số tiền mình phải chi ra khi nộp khoản thuế này cho nhà nước nhé!
Các quy định nêu trong bài viết này, bạn có thể tải về tại đây: Ebook thuế
The post Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 appeared first on Dân tài chính.
source https://www.dantaichinh.com/cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan/
Nhận xét
Đăng nhận xét