Những yếu tố ảnh hưởng tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một khái niệm không thể bỏ qua đối với những ai đã và đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế nói chung và kế toán, tài chính nói riêng. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tập đoàn đa quốc gia hiện nay luôn có các giao dịch ngoại tệ, mua bán tiền ngoại tệ dựa trên tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy việc tìm hiểu, phân loại tỷ giá hối đoái là vô cùng quan trọng, hãy cùng dantaichinh.com tìm hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái và các kiến thức gắn liền với định nghĩa này nhé!
- Tỷ giá hối đoái là gì?
- Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào đâu?
- Hiện nay có chế độ tỷ giá hối đoái nào?
- Xác định tỷ giá hối đoái dựa vào phương pháp nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái?
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, hay hiểu đơn giản là việc quy đổi giữa 2 loại tiền tệ. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ tỷ giá hối đoái chính là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái do cung cầu ngoại tệ quy định, có sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảo bảo sự minh bạch và bền vững của thị trường tiền tệ.
Để giúp hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái chúng ta cùng quy đổi cho ví dụ sau: Ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 25/2/2021 1USD = 23.120 VNĐ, đây chính là tỷ giá hối đoái điều này giải thích cho việc tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau.
Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa. Mọi người nên biết và hiểu về cách đọc tỷ giá hối đoái như sau: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá còn đồng tiền còn lại được gọi là đồng tiền định giá.
Trong chế độ bản vị vàng thì Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là quan hệ so sánh tiền tệ của các nước theo tiêu chuẩn nào đó. Tiền lúc này đúc bằng vàng và giấy và nó được đổi ra vàng căn cứ vào hàng lượng vàng, và mối quan hệ giữa tiền vàng của hai nước trong ví dụ trên chính là tỷ giá hối đoái.
Trong chế độ tiền giấy hiện nay việc so sánh các đồng tiền khác nhau sẽ được thực hiện thông qua so sánh mức mua của hai tiền hệ với nhau.
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào đâu?
Tại thị trường hối đoái có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau, vậy để nắm rõ hơn chúng ta cùng đi phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào các căn cứ như sau:
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào giá trị tỷ giá:
Có 2 loại tỷ giá hối đoái cơ bản chính là tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
- Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá tác động trực tiếp đến hiện tượng lạm phát và thể hiện cho người nhìn nhận biết khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó là mạnh hay yếu.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được tính theo giá hiện tại và không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào phương thức chuyển ngoại hối
Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối thì tỷ giá hối đoái chia làm 2 loại chính:
- Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
- Tỷ giá điện hối là tỷ giá chủ yếu được niêm yết tại ngân hàng và tỷ giá này thường cao hơn tỷ giá thư hối.
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào giao dịch ngoại hối
Dựa vào giao dịch thì tỷ giá hối đoái được chia thành tỷ giá mua và tỷ giá bán:
- Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào
- Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào kỳ hạn thanh toán
Tỷ giá hối đoái dựa vào kỳ hạn thanh toán chia làm 2 loại là tỷ giá giao dịch kỳ hạn và tỷ giá giao dịch ngay.
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn là tỷ giá do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau, điều này phải được đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành tại Ngân hàng Nhà nước đúng thời điểm ký hợp đồng. Đây là tỷ giá được các doanh nghiệp lựa chọn khi giao dịch ký hợp đồng giữa các bên với nhau.
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng niêm yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do 2 bên thỏa thuận và phải đảm bảo biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Loại tỷ giá này chỉ được thực hiện thanh toán giữa các bên khi việc thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua và bán.
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa vào đối tượng xác định tỷ giá
Khi căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá thị trường được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái và tỷ giá chính thức do ngân hàng Trung ương của nước đó xác định.
Hiện nay có chế độ tỷ giá hối đoái nào?
Chế độ tỷ giá hối đoái được hiểu là cách thức một quốc gia quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chúng ta cần phải nhớ một điều đó là tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời điểm là khác nhau nên cần phải kiểm tra thời điểm kỹ trước khi giao dịch. Một số loại tỷ giá hối đoái thường gặp như sau:
Đối với tỷ giá hối đoái thả nổi:
Tỷ giá hối đoái thả nổi được hiểu là khi giá trị của một đồng tiền sẽ được phép dao động trên thị trường ngoại hối và đồng tiền được sử dụng tỷ giá thả nổi sẽ là một đồng tiền thả nổi.
Theo các chuyên gia thì chế độ tỷ giá thả nổi sẽ tốt hơn chế độ tỷ giá cố định, điều này được chứng minh thông qua hiện tượng tỷ giá thả nổi nhanh nhạy với thị trường ngoại hối hơn.
Đối với tỷ giá hối đoái cố định:
Đây là tỷ giá khi giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hoặc một thước đo giá trị khác giống như vàng, bạc, kim cương,…
Để hiểu đơn giản hơn thì tỷ giá hối đoái sẽ cho kết quả tham khảo tăng hoặc giảm và giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đối với những đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì được định nghĩa là đồng tiền cố định.
Đối với tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết:
Tỷ giá thả nổi có điều tiết chính là tỷ giá hối đoái nằm giữa 2 chế độ thả nổi và cố định. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ tạo ra sự ổn định nên sẽ ít được lựa chọn đối với các đồng tiền trên thế giới.
Xác định tỷ giá hối đoái dựa vào phương pháp nào?
Cung cầu thay đổi thì đồng tiền đó trên thị trường cũng sẽ thay đổi vì tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố đó. Có nhiều phương pháp xác định tỷ giá hối đoái dựa vào các tiêu chí và mục đích kinh doanh khác nhau cũng như sự phát triển của thị trường và hàng hóa, dịch vụ trên thế giới. Việc xác định tỷ giá hối đoái sẽ giúp các nhà kinh doanh xây dựng được các phương án kinh doanh phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Có 2 cách xác định tỷ giá hối đoái như sau:
- Tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cơ sở ngang giá vàng: Đây là phương pháp so sánh hàng lượng vàng giữa 2 đồng tiền với nhau
- Tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cơ sở cân bằng sức mua: Phương pháp này được hình thành trên cơ sở so sánh sức mua giữa 2 đồng tiền và được áp dụng để so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ, xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và nghiệp vụ hải quan.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái?
Khi đã xác định được phương pháp tỷ giá hối đoái chúng ta cùng đi tìm hiểu những ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?
Yếu tố thương mại:
Khi xác định là yếu tố thương mại nghĩa là tỷ giá hối đoái sẽ cần xét đến tình hình tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá của những mặt hàng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá mặt hàng nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại cũng tăng và kéo theo đó là giá trị đồng nội tệ cũng tăng và tỷ giá hối đoái sẽ giảm.
Đối với cán cân thanh toán quốc tế mà cao thì đồng ngoại tệ sẽ tăng và nội tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.
Yếu tố lạm phát:
Vấn đề lạm phát hiện nay trở nên phổ biến ở các quốc gia và đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.
Nếu nội địa nước nào mà có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với ngước ngoài thì đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.
Yếu tố thu nhập:
Yếu tố thu nhập tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái: Khi thu nhập của quốc gia nào đó tăng thì người dân đều có nhu cầu sử dụng những sản phẩm là hàng nhập khẩu nhiều hơn và điều đó sẽ làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng.
Yếu tố thu nhập ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái khi thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm tỷ lên lạm phát tăng cao và tỷ giá hối đoái tăng. Điều này đồng nghĩa với các quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến giảm.
Yếu tố lãi suất:
Yếu tố lãi suất cũng có ảnh hưởng một phần đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài nên sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì tài chính nội địa lúc đó là hấp dẫn tỷ giá hối đoái giảm và giá trị nội tệ lúc đó sẽ tăng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu chi tiết về tỷ giá hối đoái mà bạn cần biết. Hiện nay, tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế thị trường. Thông qua bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái, cách phân loại cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó bạn sẽ dễ dàng hình dung và có những kế hoạch chính xác hơn cho doanh nghiệp mình.
The post Những yếu tố ảnh hưởng tỷ giá hối đoái appeared first on Dân tài chính.
source https://www.dantaichinh.com/ty-gia-hoi-doai/
Nhận xét
Đăng nhận xét