Hướng dẫn kết chuyển lãi lỗ

Kết chuyển lãi lỗ dường như là khái niệm không quá xa lạ với kế toán viên và thông thường được thực hiện bởi kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng. Nhưng để thực hiện đúng và sử dụng bút toán phù hợp là điều không phải kế toán viên nào cũng biết, nhất là với những kế toán mới vào nghề chưa từng làm qua kế toán tổng hợp. Chính vì vậy trong bài viết này, dantaichinh.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kết chuyển lãi lỗ là gì và cách hạch toán bút toán kết chuyển lãi lỗ chi tiết nhất, ai cũng có thể làm được. Nào! Chúng ta cùng bắt đầu ngay nhé.

kết chuyển lãi lỗ
Doanh nghiệp phải thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

Kết chuyển lãi lỗ là gì?

Kết chuyển lãi lỗ được hiểu là việc doanh nghiệp sẽ cộng lãi hoặc trừ lỗ vào năm tài chính tiếp theo. Bởi ở cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp (DN) sẽ phải xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN trên tài khoản 911 theo quy định của Thông tư 200 của Bộ tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh của DN sẽ bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác.

Tuy nhiên sau mỗi kỳ kế toán năm, DN sẽ phát sinh kết quả hoạt động kinh doanh có thể lãi hoặc lỗ. Kết quả này sẽ làm cơ sở để đánh giá kết quả tài chính cho những năm tiếp theo. Và việc cộng lãi hoặc trừ lỗ vào năm tài chính tiếp theo đó được gọi là kết chuyển lãi lỗ.

Kết chuyển lãi lỗ là việc cộng lãi hoặc trừ lỗ sau mỗi kỳ kế toán từ năm tài chính này sang năm tài chính tiếp theo
Kết chuyển lãi lỗ là việc cộng lãi hoặc trừ lỗ sau mỗi kỳ kế toán từ năm tài chính này sang năm tài chính tiếp theo

Cách hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

Khi hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm, kế toán sẽ sử dụng tài khoản 421. Trong tài khoản này sẽ được phân ra làm 2 tài khoản cấp 2 bao gồm:

  • Tài khoản 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
  • Tài khoản 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.

Kế toán sẽ dựa trên bảng cân đối tài khoản để xác định doanh nghiệp lãi hay lỗ

Đối với việc hạch toán để kết chuyển lãi lỗ đầu năm thường sẽ có 2 trường hợp xảy ra.

Thứ nhất: Trường hợp năm trước doanh nghiệp có lãi, tài khoản 4212 sẽ có số dưn Có. Như vậy sẽ kết chuyển lãi và kế toán thực hiện việc hạch toán:

  • Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay.
  • Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.

Thứ hai: Nếu năm trước doanh nghiệp lỗ, lúc này tài khoản 4212 sẽ có số dư bên Nợ. Lúc này sẽ kết chuyển lỗ, kế toán thực hiện việc hạch toán:

Nợ TK 4211 –  Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.

Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay.

Bút toán kết chuyển lãi lỗ cuối năm

Vào cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ và lấy đó để làm căn cứ tính lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở năm tài chính tiếp theo. Dưới đây là một số bút toán mà các kế toán viên thường sử dụng để kết chuyển lãi lỗ cuối năm, dantaichinh.com chia sẻ để các bạn có thể nắm được:

Bút toán kết chuyển lãi lỗ cuối kỳ
Bút toán kết chuyển cuối kỳ

– Kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

– Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác

  • Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Nợ TK 711 – Thu nhập khác.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

– Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 635 – Chi phí tài chính.
  • Có TK 811 – Chi phí khác.

– Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”

  • Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch sẽ là:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

  • Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh có TK 8212 sẽ kết chuyển số chênh lệch

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

  • Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh có TK 8212 sẽ ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

– Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 641 – Chi phí bán hàng.

– Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 642 – Chi phí bán hàng

– Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

  • Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

  • Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

– Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ. Nhưng không theo dõi đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thực hiện kết chuyển kết quả kinh doanh trong kỳ lệ đơn vị cấp trên:

  •  Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có tK 336 – Phải trả nội bộ.

  • Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ.

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Nguyên tắc khi chuyển lỗ đối với mọi doanh nghiệp

Chuyển lỗ như thế nào mới đúng quy định đây?
Chuyển lỗ như thế nào mới đúng quy định đây?

Để đảm bảo kết chuyển lỗ đúng quy định, các kế toán viên cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Khi kết chuyển lỗ, không được chuyển số lỗ lớn hơn lãi, thay vào đó là bằng hoặc nhỏ hơn lãi
  • Số lỗ sẽ được kết chuyển toàn bộ và liên tục cho những năm liên tục tiếp theo, thời gian không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo phát sinh lỗ. Trường hợp quá thời hạn 5 năm mà số lỗ chưa được chuyển hết, thì không được chuyển vào thu nhập của những năm tiếp theo.
  • Số lỗ không được phép chuyển từ quý sang năm, mà chỉ được chuyển giữa các quý với nhau, các năm với nhau và từ năm trước sang quý của năm sau.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về kết chuyển lãi lỗ đầu năm, cuối năm. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp công việc kết chuyển lãi lỗ của các kế toán viên diễn ra thuận tiện hơn. Nếu có thắc mắc nào cần giải quyết, các bạn liên hệ đến Dantaichinh.com để được tư vấn kịp thời nhé.

The post Hướng dẫn kết chuyển lãi lỗ appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/ket-chuyen-lai-lo/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Ebook thuế 03/2023 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất

Cách ẩn hiện thanh thước kẻ trong Word