Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất được căn cứ theo nghị định 125/2020/NĐ-CP và nghị đinh 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 05/12/2020. Theo đó, mức phạt mới này tăng cao hơn nhiều so với mức phạt theo quy định cũ. Doanh nghiệp và kế toán cần lưu ý để tránh giật mình với số tiền bị phạt nhé!

Mức xử phạt vi phạm thuế theo quy định mới nhất hiện nay là gì?
Mức xử phạt vi phạm thuế theo quy định mới nhất hiện nay là gì?

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định mới nhất được chia ra làm nhiều trường hợp. Ngay sau đây, là mức xử phạt tương ứng cho từng trường hợp cụ thể:

Mức phạt nộp tiền chậm vào Ngân sách Nhà nước

Căn cứ theo Điểm d, Khoản 2, Điều 5 Nghị định này việc xử lý đối với trường hợp chậm nộp tiền vào ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Quản lý thuế. Cụ thể như sau:

– Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp 

Khoản 1 Điều 59 Luật quản lý thuế quy định về những trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:

  • Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
  • Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
  • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
  • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
  • Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

– Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp 

Nộp chậm thuế sẽ bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế hiện hành
Nộp chậm thuế sẽ bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế hiện hành

Khoản 2 Điều 59 Luật này quy định về mức phạt đối với những trường hợp nộp chậm như sau:

  • Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
  • Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế

Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Chương II Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế như sau:

Người nộp thuế căn cứ hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai bổ sung để tự tính số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế phải nộp bổ sung, tiền chậm nộp (nếu có) và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định (trừ trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị định này). Cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 50, Điều 52 của Luật Quản lý thuế trong trường hợp phát hiện người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế.

– Điều 50 Luật quản lý thuế quy định về việc ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

+ Những trường hợp bị ấn định thuế

Được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 50 Luật này:

  • Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;
  • Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
  • Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
  • Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;
  • Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
  • Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế;
  • Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
  • Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
  • Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

+ Khoản 3 Điều 50 Luật này quy định về người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác các yếu tố làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế;
  • Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không chính xác, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Hạch toán giá bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp;
  • Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Chương II Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế
Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Chương II Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế

+ Khoản 4 Điều 50 Luật này quy định về người nộp thuế bị ấn định số tiền phải nộp:

Người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra, thanh tra phát hiện sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ, không hợp pháp hoặc kê khai, tính thuế không đúng thực tế trong trường hợp có quy mô về doanh thu tối đa bằng mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và không thuộc trường hợp ấn định thuế quy định tại khoản 3 Điều này.

– Điều 52 Luật quản lý thuế quy định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

  • Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
  • Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
  • Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
  • Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
  • Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
  • Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
  • Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
  • Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

+ Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.

– Cách tính số tiền thuế bị ấn định

Số tiền ấn định thuế được tính dựa theo công thức được đề cập tại Điểm b 

Khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Số tiền thuế ấn định căn cứ vào tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, xuất xứ, trị giá, mức thuế, tỷ giá tính thuế, phương pháp tính thuế.

Trường hợp ấn định thuế một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây:

Số tiền thuế ấn định = (Tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan/Tổng số hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan) x Số lượng hàng hóa ấn định thuế

Trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu lần đầu là hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc không có số liệu về số tiền thuế hoặc tờ khai hải quan đã bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan hoặc không có tờ khai hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào tên hàng, chủng loại, trị giá, mã số, xuất xứ, mức thuế, phương pháp tính thuế của hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa tương tự đang được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế. Tỷ giá tính thuế áp dụng tỷ giá tại thời điểm ban hành quyết định ấn định thuế.

Thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm thuế

Cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế 

– Những trường hợp bị áp dụng cưỡng chế trong trường hợp này

Những đối tượng vi phạm thuế tại Khoản 1, Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản
Những đối tượng vi phạm thuế tại Khoản 1, Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản

Khoản 1, Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ những đối tượng bị áp dụng cưỡng chế gồm:

+ Những đối tượng thuộc Khoản 1; 2; 3;4 Điều 124 Luật quản lý thuế. Cụ thể:

  • Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
  • Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
  • Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
  • Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

Ngoài ra tại Điểm a Khoản 1 Điều 31, Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ:

“Đối với người nộp thuế còn nợ ngân sách nhà nước có số tiền thuế nợ đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định khoanh tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp thì chưa thực hiện cưỡng chế đối với số tiền thuế nợ trong thời gian được nộp dần hoặc gia hạn hoặc khoanh nợ hoặc không tính tiền chậm nộp hoặc trong thời gian các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo văn bản đề nghị của người nộp thuế”.

+ Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

+ Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: Quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế nợ theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

+ Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.

+ Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế này.

=> Hình thức cưỡng chế trong những trường hợp này là cơ quan quản lý thuế sẽ thực hiện việc trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản:

Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập 

– Đối tượng áp dụng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng trong trường hợp này như sau:

Những đối tượng vi phạm thuế tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
Những đối tượng vi phạm thuế tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

+ Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

+ Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

– Tỷ lệ khấu trừ

Khoản 4, Điều 32 Nghị định này nêu rõ về tỷ lệ khấu trừ như sau:

+ Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.

+ Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.

Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

– Đối tượng áp dụng

Những đối tượng bị áp dụng phương pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Những đối tượng vi phạm thuế tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng việc dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Những đối tượng vi phạm thuế tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng việc dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

+ Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.

+ Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.

=> Người nộp thuế nếu đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Khoản 5, Điều 33 Nghị định này sẽ được tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

– Đối tượng áp dụng

Khoản 1 Điều 34 Nghị định này nêu rõ nhóm đối tượng bị áp dụng hình thức cưỡng chế này như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan.

Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

– Đối tượng áp dụng hình thức này được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Nếu vi phạm thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng việc kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Nếu vi phạm thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế bằng việc kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

+ Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

+ Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ

– Đối tượng áp dụng

Khoản 1 Điều 36 Nghị định này quy định:

Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ (sau đây gọi là bên thứ ba) được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

+ Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế. Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được người nộp thuế bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan quản lý thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của người nộp thuế bị cưỡng chế.

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

– Đối tượng áp dụng

Khoản 1 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng vi phạm thuế phải chịu hình thức cưỡng chế bằng việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khoản 1 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng vi phạm thuế phải chịu hình thức cưỡng chế bằng việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khoản 1 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng áp dụng hình thức cưỡng chế này gồm:

+ Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

+ Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc ngành hải quan hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo nghị định 125/2020/NĐ-CP

Dantaichinh.com vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin liên quan đến mức xử phạt vi phạm thuế theo quy định mới nhất. Hy vọng sau khi theo dõi bài viết này, người nộp thuế cũng như các đối tượng liên quan đến việc nộp thuế sẽ nắm được những thông tin cần thiết. Tránh tình trạng vi phạm thuế theo quy định của pháp luật. Nếu cần tư vấn thêm về điều gì, hãy để lại comment xuống phía dưới bài viết, dantaichinh.com sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất nhé.

The post Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/muc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 về TSCĐ

Hướng dẫn cài đặt Esigner 1.0.9 mới nhất 2023