Cách tính lương hưu

Lương hưu là một khoản thu nhập ổn định của khi về già giúp đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới quý độc giả điều kiện được hưởng lương hưu và cách tính lương hưu chi tiết nhất theo Luật Bảo hiểm xã hội. Hãy cùng theo dõi nhé!

Cách tính lương hưu

1. Điều kiện hưởng lương hưu

Điều kiện 1: Người lao động khi nghỉ hưu đã có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

Điều kiện 2: Người lao động thuộc một trong những nhóm đối tượng sau

Đối với đối tượng lao động không bị suy giảm khả năng lao động

  • Nam từ đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi đối và làm việc trong môi trường bình thường
  • Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm việc ở trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở khu vực có hệ số phụ cấp 0.7 trở lên.
  • Người lao động từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó  làm công việc khai thác than trong hầm lò từ 15 năm trở lên
  • Người bị nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS do rủi ro tai nạn nghề nghiệp.

Đối với đối tượng lao động bị suy giảm khả năng lao động

  • Theo điều 55 luật BHXH thì từ ngày 1/1/2016, nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được nghỉ việc hưởng lương hưu khi nam đủ 51 tuổi và nữ đủ 61 tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi. Từ năm 2020 trở đi độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi
  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và  khả năng lao động bị suy giảm từ 81% trở lên.
  • Khả năng lao động bị suy giảm từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm trông môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm thuộc các danh mục được công bố bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

2. Cách tính lương hưu

Cách tính lương hưu

Theo quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng nhận được của người lao động đủ điều kiện được tính tương ứng với số năm đóng BHXH. Mức tỷ lệ tối thiểu được hưởng là 45% và tối đa là 75%. Trong đó, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021 thì:

  • Lao động nam: được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%
  • Lao động nữ: được tính bằng 45% mức mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%

Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định rõ cách tính lương hưu như sau

Lương hưu được nhận  = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lương hưu hàng tháng được xác định bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc; hoặc bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện 

Trong đó

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng năm được xác định như sau

Đối với lao động nam

– Hưởng lương hưu từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Nếu đóng BHXH đủ 19 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, tương ứng với mỗi năm đóng BHXH thì được cộng thêm 2%, tối đa được hưởng 75%.

Ví dụ: Ông Minh làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2021 ông đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ hưu, ông đã đóng BHXH 32 năm. Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của ông được tính như sau: 19 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông Minh được nhận sẽ bằng 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

-Hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Đóng BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, tối đa 75%.

Ví dụ: Ông Chính nghỉ hưu năm 2022, làm việc trong điều kiện bình thường và lúc nghỉ hưu ông có đủ 31 năm đóng BHXH. Khi đó, mức lương hưu của ông B sẽ được tính như sau: 20 năm đóng BHXH = 45%, 11 năm đóng BHXH còn lại = 11 x 2% = 22%, như vậy tổng là ông Chính sẽ được hưởng 66% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với lao động nữ

Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021 trở đi, tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính tăng thêm 2%, tối đa là 75%

Ví dụ: Bà Dung làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH 28 năm.

Mức lương hàng tháng của bà khi về hưu được tính dựa trên: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26. Khi đó,  lương hưu của bà Dung sẽ bằng 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Lưu ý: tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%, trường hợp có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu nhận được hàng tháng còn được hưởng trợ cấp 1 lần.

Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm giảm 2% tỷ lệ nghỉ hưu trước tuổi quy định. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ: Ông Tuấn làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%. ông nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí năm 2021 khi đủ 58 tuổi 4 tháng, có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 22 năm 5 tháng.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Tuấn nếu nghỉ việc vào năm 2021 được tính như sau: số tháng lẻ là 5 tháng được tính là nửa năm nên số năm đóng BHXH để tính lương hưu của ông Tuấn là 22.5 năm.

19 năm đầu tính 45%. Từ năm thứ 20 đến năm thứ 22.5 là 3.5 năm, tính thêm 3.5 x 2 = 7%. Tổng 2 tỷ lệ là 45% + 7% = 52%

Ông Tuấn nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 1 năm 8 tháng nên tỷ lệ hưởng lương hưu giảm 2% + 1% = 3%

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông Tuấn là 45% + 7% – 3% = 49%

Cách tính lương hưu

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính 

Người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành có toàn bộ thời gian đóng BHXH thì tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo bảng dưới đây:

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trước ngày 01/01/1995 Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ  / 60 tháng
Từ 01/01/1995 – 31/12/2000 Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ  / 72 tháng
Từ 01/01/2001 – 31/12/2006 Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ  / 96 tháng
Từ 01/01/2007 – 31/12/2015 Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ / 120 tháng
Từ 01/01/2016 – 31/12/2019 Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ  / 180 tháng
Từ 01/01/2020 – 31/12/2024 Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ / 240 tháng
Từ 01/01/2025 trở đi Của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian làm việc/ Tổng số tháng đóng BHXH

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo công thức sau:  

Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 – 31/12/2021 (theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH):

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức điều chỉnh 5,01 4,25 4,02 3,89 3,61 3,46 3,52 3,53 3,40 3,29 3,06 2,82 2,62 2,42
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Mức điều chỉnh 1,97 1,84 1,69 1,42 1,30 1,22 1,18 1,17 1,14 1,10 1,06 1,03 1,00 1,0

Người lao động có thời gian đóng BHXH vừa thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành vừa do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính chung của các thời gian làm việc.

Người lao động đóng BHXH đủ 15 năm trở lên thì lấy mức lương cao nhất được nhận của công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm…hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã nêu ở bảng nêu trên nếu là sĩ quan quân đội, công an…

Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/01/2004 theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định mà hưởng chế độ BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nguời lao động đó nghỉ việc.

Người lao động đã đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển công tác sang ngành khác không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề: lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu cộng với phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) theo thời gian đã đóng BHXH gồm phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) theo thời gian đã đóng BHXH gồm phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.

Ví dụ: Ông Đức 60 tuổi, nghỉ hưu từ 1/1/2021, ông đã có 32 năm đóng BHXH. Quá trình đóng BHXH của ông như sau

Từ 01/1992 đến 12/2000 (9 năm) 900.000/ tháng

Từ 01/2001 đến 6/2021 đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định với mức lương đóng hàng tháng là 2 triệu trong 5 năm đầu, 3 triệu trong 5 năm tiếp theo và 5 triệu trong 11 năm cuối (giả sử đã tính cả hệ số trượt giá)

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Đức là: 19 năm đầu hưởng 45%, 13 năm sau hưởng 2 x 13 = 26%. Tổng là 71%

Xác định tiền lương bình quân 

Mức tiền lương bình quân thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định= Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm làm việc cuối cùng trước khi nghỉ  / 60 tháng

= (900.000 x 12 x 5) / 60 = 900.000

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

900.000 x 12 x 9 = 97.200.000

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

2.000.000 x 12 x 5 + 3.000.000 x 12 x 5 + 5.000.000 x 12 x 11 = 960.000.000

=> Mức tiền lương bình quân hàng tháng đóng BHXH để tính lương hưu là

(97.200.000 + 960.000.000) / (12×9 + 12×21) = 2.936.667

Vậy số tiền lương hưu hàng tháng của ông Đức là 

 2.936.667  x 71% = 2.085.033

Trên đây là cách tính lương hưu cũng như một số ví dụ minh họa chi tiết. Hãy truy cập Dân Tài Chính mỗi ngày để cập nhật các bài viết mới nhất về lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính…nhé.

The post Cách tính lương hưu appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/cach-tinh-luong-huu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Ebook thuế 03/2023 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất

Ebook thuế 01/2021 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất