Định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp là một lĩnh vực quan trọng của hoạt động định giá tài sản hiện nay, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dân Tài Chính để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
- Định giá doanh nghiệp là gì
- Tại sao cần phải định giá doanh nghiệp
- Các phương pháp định giá doanh nghiệp
1. Định giá doanh nghiệp là gì
Định giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị của doanh nghiệp để đem lại lợi ích cho chủ sở hữu và các bên liên quan bằng cách sử dụng các phương pháp định giá thích hợp.
Nói cách khác, định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước lượng không chỉ đơn thuần giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp mà là giá trị thị trường của các quyền và lợi ích mang lại từ sở hữu doanh nghiệp, có thể được xem xét trên hai giá trị
- Giá trị thanh lý là giá trị tài sản của doanh nghiệp được thanh lý khi doanh nghiệp chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh.
- Giá trị hoạt động là giá trị của dòng tiền tạo ra trong tương lai cho doanh nghiệp
2. Tại sao cần phải định giá doanh nghiệp
Song song với sự phát triển thị trường tài chính, chứng khoán và các thị trường tài sản khác, việc định giá doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp tình hình tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho các đối tượng cả bên trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng kết quả định giá để đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đề chủ yếu sau:
- Các cơ quan quản lý ban ngành nhà nước có thể nắm được tình hình hoạt động và giá trị hiện tại của doanh nghiệp để có những chính sách quản lý cụ thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp như các chính sách thuế, đầu tư.
- Giúp doanh nghiệp có những giải pháp biện pháp cải tiến quản lý cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên hiệu quả hơn, tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Khi có các hoạt động chia cổ tức, góp vốn…thì đây là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các cổ đông (nếu có).
- Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng ngoài doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường; cũng như là cơ sở để hợp nhất, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp.
3. Các phương pháp định giá doanh nghiệp
a. Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Phương pháp này thể hiện giá trị của dòng tiền của doanh nghiệp thu về được trong tương lai. Dòng tiền này có thể dùng được cho cả chủ sở hữu và chủ nợ. Phương pháp này có ưu điểm là sẽ xác định giá trị doanh nghiệp giả định trong trạng thái hoạt động liên tục chứ không phải trong trạng thái thanh lý. Tuy nhiên cách tiến hành của phương pháp này lại khá phức tạp. Mục đích của phương pháp là xác định dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp và chiết khấu dòng tiền tự do đó về giá trị hiện tại.
Khi định giá doanh nghiệp thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền bao gồm các bước như sau
Bước 1: Xác định dòng tiền tự do thu về trong tương lai của doanh nghiệp (free cash flows to the firm – FCFF)
Bước 2: Xác định giá trị cuối cùng (Terminal value)
Trong đó:
CF: Dòng tiền dự kiến thu được của công ty trong các năm 1, 2,…,n.
r: Tỷ lệ chiết khấu (%)
DCF (Discounted Cash Flows): Các dòng tiền đã được chiết khấu thể hiện cho giá trị hiện tại của doanh nghiệp.
Ưu điểm
Đây là phương pháp thể hiện kỳ vọng về các khoản lợi ích trong tương lai của doanh nghiệp, vì vậy rất phù hợp với quan điểm của các nhà đầu tư, được áp dụng khá phổ biến hiện nay
Nhược điểm
Khó xác định được chính xác dòng tiền trong tương lai cũng như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập không có nhiều số liệu. Các yếu tố này có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khủng hoảng tài chính, hay thậm chí là Covid.
Tỉ lệ chiết khấu dòng tiền thường mang tính chủ quan cao, nếu xác định quá cao sẽ làm giá trị của doanh nghiệp bị giảm và ngược lại.
b. Phương pháp giá trị tài sản thuần
Phương pháp này xác định giá trị của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại xác định giá trị của doanh nghiệp.
Giá trị của doanh nghiệp được gọi lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp, được tính bằng giá thị trường của toàn bộ tài sản trừ cho giá thị trường của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định dựa theo số liệu trên bảng cân đối kế toán, bao gồm các tài sản cố định, tài sản lưu động, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Các khoản nợ của doanh nghiệp gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải trả cho người bán, lương trả cho cho nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, các khoản nợ khác.
Ưu điểm: phản ánh đúng và khách quan giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá trị thực tế ở thời điểm đánh giá. Đây được coi là một cách đánh giá quan trọng để thương lượng giao dịch giữa người bán và người mua hoặc khi tiến hành các hoạt động thanh lý hay giải thể doanh nghiệp.
Nhược điểm
Thông tin của các tài sản trên bảng cân đối kế toán đều là các giá trị quá khứ. Cho thông tin đối với các đối tượng sử dụng còn hạn chế và chưa thực sự hữu ích.
Phương pháp này chưa mới chỉ xem xét giá trị của doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, chưa tính toán đến giá trị hữu ích và khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp.
c. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức dựa trên cơ sở lý thuyết thì tổng giá trị trao đổi các cổ phiếu của doanh nghiệp (giá trị của doanh nghiệp) sẽ được tăng theo tổng giá trị hiện tại hóa các khoản lợi tức thu được trong tương lai.
Trong đó
V: Tổng giá trị trao đổi các cổ phiếu (hay giá trị doanh nghiệp)
d1, d2, d3: lợi tức cổ phiếu trả hàng năm
n: thứ tự các năm trả lợi tức cổ phiếu
Ưu điểm
Đây là mô hình đầu tiên đánh giá giá trị của doanh nghiệp dưới hình thức lợi tức cổ phần
Phương pháp này phù hợp với quan điểm của nhà đầu tư thiểu số.
Thích hợp với doanh nghiệp gặp khó khăn khi đánh giá bằng phương pháp tài sản, có nhiều tài sản vô hình và có chứng khoán giao dịch trên thị trường.
Nhược điểm
Không phải dễ dàng để dự báo lợi tức cổ phần., nó phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai của doanh nghiệp.
d. Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp lợi nhuận được xác định theo công thức
Trong đó
V: giá trị của doanh nghiệp
Pr: lợi nhuận sau thuế bình quân hằng năm dự tính thu được
i: tỷ suất vốn hóa
Còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề lựa chọn tỷ suất hòa vốn nhưng có thể thấy nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn của nhà nước làm tỷ suất vốn hóa. Sự lựa chọn này có cơ sở và hợp lý hơn bởi vì nó phản ánh khả năng thu được lợi nhuận ở mức trung bình mà nhà đầu tư có thể đạt được trên thị trường
e. Phương pháp so sánh thị trường
Phương pháp so sánh thị trường là phương pháp xác định giá trị, lợi ích về quyền sở hữu hay chứng khoán của doanh nghiệp bằng cách so sánh giá trị của đối tượng cần thẩm định với các doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán tương tự đã được bán trên thị trường. Các tài sản được so sánh này đã được chuẩn hoá theo một biến số chung như: thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu,…
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và đã được đánh giá một cách tương đối chính xác và sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra tỷ số giá / doanh thu cũng có thể được sử dụng để ước tính giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp tính theo tỷ số P/E được tính theo công thức sau
V = Lợi nhuận ròng dự kiến x P/E
Trong đó
- PS: giá mua bán cổ phần trên thị trường
- EPS: thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần được tính như sau:
- EPS = Lợi nhuận ròng dự kiến / N
- N: số lượng cổ phần đã phát hành
Tỷ số P/E của các công ty lớn tại các quốc gia phát triển được công bố hàng ngày trên các tờ báo chuyên ngành và trên mạng internet. Tỷ số P/E sẽ càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty càng cao ngược lại. Khi tỷ số này của công ty này có giá trị cao hơn so với công ty khác, thì chứng tỏ công ty đó được thị trường đánh giá là có triển vọng gia tăng lợi nhuận cao hơn.
Ưu điểm: Các tỷ số khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận.
Nhược điểm:
Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chưa có chứng khoán giao dịch trên thị trường thì sẽ khó tìm được các doanh nghiệp với doanh nghiệp cần định giá.
Như vậy, tùy vào hoàn cảnh khác nhau, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình các hình thức huy động vốn nhằm phát triển hoạt động của công ty. Hy vọng bài viết thông tin về các phương pháp định giá doanh nghiệp trên đây của Dân Tài Chính trên sẽ cung cấp một lượng thông tin hữu ích cho các bạn.
The post Định giá doanh nghiệp appeared first on Dân tài chính.
source https://www.dantaichinh.com/dinh-gia-doanh-nghiep/
Nhận xét
Đăng nhận xét