7 công việc cần làm sau khi nhận GPKD
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay thường được gọi là giấy phép kinh doanh (GPKD) là sự chứng nhận việc ra đời của 1 doanh nghiệp. Sau khi nhận GPKD, thì trách nhiệm pháp lý của người đại diện pháp luật của công ty, các thành viên, cổ đông góp vốn đã chính thức được xác lập. Chính vì thế, việc tuân thủ các quy định về pháp luật thuế, kế toán là vô cùng quan trọng. Hôm nay, dịch vụ thành lập công ty TPHCM sẽ gởi đến các bạn 7 công việc quan trọng cần phải làm, sau khi nhận được GPKD.
Công việc 1: Đặt con dấu tròn công ty và bàng hiệu công ty
Sử dụng những thông tin có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính (sử dụng thông tin quận/huyện/thị xã – tỉnh/thành phố) để khắc con dấu tròn và đặt bảng hiệu công ty. Bảng hiệu công ty phải được treo tại địa chỉ trụ sở chính của công ty, tại vị trí dễ quan sát.
Công việc 2: Mở tài khoản ngân hàng
Khi thành lập công ty, việc có cần 1 số tài khoản đứng tên công ty là vô cùng quan trọng. Ngoài việc nhận tiền thanh toán từ khách hàng, thì việc dùng tài khoản ngân hàng của công ty thanh toán các hóa đơn từ 20 triệu trở lên, khi mua hàng hóa dịch vụ là bắt buộc. Vì theo luật quản lý thuế hiện hành, để chi phí mua hàng hóa, dịch vụ để chấp thuận là chi phí hợp lý (chi phí được trừ) và phần thuế GTGT của các hóa đơn này được khấu trừ. Bắt buộc bạn phải chuyển khoản từ tài khoản công ty qua tài khoản công ty của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Công việc 3: Đăng ký tài khoản ngân hàng với tổng cục thuế về việc nộp tiền thuế điện tử
Hiện tại, việc nộp tiền thuế đã được tổng cục thuế xây dựng hệ thống liên thông với tất cả các ngân hàng thương mại. Vì thế, hãy đăng ký tài khoản ngân hàng công ty với website tổng cục thuế, để thuận tiện hơn trong việc nộp tiền thuế.
Công việc 4: Mua chữ ký số (token)
Từ năm 2013, việc nộp tờ khai thuế bắt buộc phải nộp tờ khai thuế điện tử. Hiện tại, chữ ký số còn được dùng trong nhiều trường hợp như: ký hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, nộp tiền thuế điện tử. Trên thị trường hiện tại, có hơn 10 nhà mạng đã được Tổng Cục Thuế phê duyệt để cung cấp dịch vụ chữ ký số, có thể kể đến 1 số nhà mạng có thương hiệu như: FPT, BKAV, Viettel, VNPT,…
Công việc 5: Mua, thiết kế và phát hành hóa đơn điện tử
Với định hướng hiện đại hóa ngành thuế cùng với việc chống thất thu thuế, từ năm 2020, hóa đơn điện tử đã được thí điểm áp dụng tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ,…Chính vì thế, nếu công ty bạn đã có đủ công cụ, hãy sử dụng hóa đơn điện tử. Để sử dụng được hóa đơn điện tử, cần thực hiện các bước sau:
Liên hệ nhà cung cấp hóa đơn điện tử để tiến hành đặt mua
Thiết kế hóa đơn điện tử với các thông tin bắt buộc sau: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế. Và các thông tin như: logo công ty, số tài khoản ngân hàng (không bắt buộc).
Phát hành hóa đơn điện tử tại cổng thông tin thuế điện tử
Công việc 6: Hoàn thiện và nộp hồ sơ thuế ban đầu
Theo quy trình liên thông thông tin doanh nghiệp giữa sở kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế quản lý, Sở Kế Hoạch Đầu Tư chỉ là nơi cấp giấy phép, dựa trên những thông tin hợp lệ mà doanh nghiệp cung cấp. Cơ quan thuế sẽ là đơn vị hậu kiểm những nội dung mà doanh nghiệp đã kê khai khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Chính vì thế, sau khi nhận được GPKD, doanh nghiệp phải soạn và nộp hồ sơ thuế ban đầu cho cơ chi cục thuế quản lý. Bộ hồ sơ kê khai thuế ban đầu sẽ bao gồm:
Công văn đăng ký hình thức kế toán
Cam kết áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC (nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn áp dụng thông tu 200)
Đơn đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư số 45/2013/TT-BTC
Biên bản bổ nhiệm kế toán
Biên bản bổ nhiệm giám đốc (áp dụng cho loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần)
Lưu ý: tùy thuộc vào quy định riêng của từng cơ quan quản lý thuế, bộ hồ sơ kê khai thuế ban đầu có thể khác nhau về mẫu biểu)
Công việc 7: Góp vốn điều lệ
Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020, các thành viên/cổ đông công ty phải góp đủ số vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với cá nhân khi góp vốn điều lệ vào công ty, có thể góp vốn bằng tiền mặt (căn cứ điều 3, thông tư 09/2015/TT-BTC)
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi kê khai thuế 2021
Trên đây là tất cả các công việc quan trọng mà bạn cần làm sau khi nhận được GPKD. Hãy hoàn thiện những đề mục mà chúng tôi đề xuất để sẵn sàng đi vào hoạt động kinh doanh, bạn nhé!
The post 7 công việc cần làm sau khi nhận GPKD appeared first on Dân tài chính.
source https://www.dantaichinh.com/cong-viec-can-lam-sau-khi-nhan-gpkd/
Nhận xét
Đăng nhận xét