Cách kết chuyển thuế GTGT 2022 mới nhất

Kết chuyển thuế GTGT đầu vào, đầu ra là nghiệp vụ kế toán thuế cần thực hiện hàng tháng trong doanh nghiệp. Định kỳ hàng tháng, nhân viên kế toán thuế cần cân đối hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra dựa vào biểu thuế suất để hạch toán thuế GTGT và lập tờ khai GTGT, sau đó thực hiện kết chuyển thuế GTGT khấu trừ sang kỳ sau hay số thuế GTGT phải nộp. Vậy cách kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ như thế nào, cùng Dân Tài Chính tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Thuế GTGT là gì?

kết chuyển thuế gtgt
Thuế GTGT đầu vào đầu ra phải được kết chuyển hàng tháng

Kết chuyển thuế GTGT có bắt buộc không?

Bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là bắt buộc theo Thông tư 200 và 133 của Bộ Tài Chính nhằm mục đích làm cho 1 trong 2 tài khoản 1331 hoặc 3331 không còn số dư. Khi tài khoản đó phát sinh ghi bên nợ thì bút toán kết chuyển tài khoản đó ghi bên có.

Kế toán lấy số tiền nhỏ hơn giữa 2 tài khoản 133 và 3331 để làm số tiền kết chuyển.

Sau khi kết chuyển kế toán cần kiểm tra xem dữ liệu chính xác chưa bằng cách xem dư nợ trên tài khoản 133 trên phần mềm kế toán có bằng chỉ tiêu 43 trên phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK không. Nếu không cần kiểm tra và điểu chỉnh đến khi phù hợp.

Cách kết chuyển thuế GTGT

Cách hạch toán kết chuyển thuế GTGT chuẩn và một số chú ý nhỏ nhưng rất cần thiết, cụ thể như sau:

Công thức kết chuyển thuế GTGT chuẩn:

Nợ 3331

      Có 133 (1): Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT:

– Nguyên tắc: Kết chuyển theo giá trị nhỏ giữa TK 133 và 3331.

Khi tính thuế GTGT cần căn cứ vào 1 số chuẩn mực sau

1. Tính số thuế GTGT đầu ra còn phải nộp trong kỳ:

Số Thuế GTGT đầu ra phải nộp = Phát sinh Có TK 3331 – phát sinh Nợ TK 3331

2. Tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Dư Nợ TK 133 ở đầu kỳ + Phát sinh Nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh Có TK 133 trong kỳ

3. Thực hiện bút toán kết chuyển thuế:

– Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

=> Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào, số chênh lệch phải nộp, ghi:

Nợ TK 3331 (Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)

      Có TK 133

– Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

=> Kết chuyển số thuế GTGT đầu ra phải nộp, số chênh lệch chuyển sang kỳ sau khấu trừ tiếp, ghi:

Nợ TK 3331 (Số thuế GTGT đầu ra phải nộp)

      Có TK 133

4. Kiểm tra kết quả việc kết chuyển thuế GTGT

– Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì:

Kiểm tra số dư Có cuối kỳ TK 3331 (Sau khi kết chuyển, không tính bút toán nộp thuế) = Chỉ tiêu [40] trên Tờ khai thuế GTGT.

– Trường hợp 2: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào thì:

Số dư Nợ TK 133 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên Tờ khai thuế GTGT.

* Chú ý: Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT là kết chuyển theo số nhỏ

+ Trường hợp 1: Số dư đầu kỳ TK 133 (+) Số phát sinh TK 133 trong kỳ mà lớn hơn số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì: “Số Thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là TK 3331”.

+ Trường hợp 2: Số dư đầu kỳ TK 133 (+) Số phát sinh TK 133 trong kỳ mà nhỏ hơn số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì: “Số thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là Số dư đầu kỳ TK 133 (+) Số phát sinh TK 133 trong kỳ”

+ Căn cứ vào tờ khai thuế hàng tháng kế toán đối chiếu với các chỉ tiêu trên.

+ TK 133 được phép cộng dồn Số dư.

+ TK 3331 không được phép cộng dồn Số dư và khi Dư Bên Có TK 3331 thì phải nộp tiền ngay vào kho bạc Nhà nước.

Vậy là qua bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn các bước để kết chuyển thuế GTGT một cách chi tiết nhất. Bạn cũng có thể xem thêm bài viết Hướng dẫn hoàn thuế GTGT để biết cách hoàn thuế nhé. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế toán – thuế, hãy cùng trao đổi với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới nhé

5/5 - (1 bình chọn)

The post Cách kết chuyển thuế GTGT 2022 mới nhất appeared first on Dân tài chính.



source https://www.dantaichinh.com/ket-chuyen-thue-gtgt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách lập bảng cân đối kế toán

Ebook thuế 03/2023 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất

Ebook thuế 01/2021 – Toàn bộ văn bản thuế mới nhất